Chi phí niềng răng hô/vẩu giá bao nhiêu và những câu hỏi thường gặp

Thời gian qua, trong quá trình tư vấn và điều trị, nha khoa Sun Avenue nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến niềng răng hô/vẩu? Chúng tôi hiểu rằng trước khi lên kế hoạch chỉnh nha để lấy lại nụ cười khỏe đẹp, ai cũng cần tìm kiếm thông tin thật kỹ càng. Vì vậy trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thật chi tiết về những thắc mắc này đến quý khách hàng nhé!

1. Răng hô và những điều cần biết?

Răng hô (hay còn gọi là răng vẩu) là tình trạng sai lệch khớp cắn gây ảnh hưởng đến tương quan giữa hàm trên và hàm dưới. Cụ thể, răng hô có các dấu hiệu sau:

Các răng bị chìa ra quá mức, thậm chí vượt qua giới hạn của môi.
Môi khó khép kín được.
Môi không thẳng với sống mũi.
Cằm bị tụt và ngắn quá mức, thấy cằm bị nhô ra rõ ở góc nhìn nghiêng.

Về chuyên môn, tình trạng răng hô được phân loại như sau:

Hô do xương hàm: Xương hàm trên có khuynh hướng sai lệch, phát triển ra phía trước nhiều hơn. Khi xương hàm trên bị hô, răng hàm trên phủ ngoài và che gần như toàn bộ răng hàm dưới, nét nhìn nghiêng môi trên chìa ra, khi cười chỉ nhìn thấy cung răng hàm trên.
Hô do răng: Xương hàm không bị hô nhưng các răng lại mọc chìa và nhô ra phía trước.
Trong một số trường hợp có thể hô cả răng và hàm.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hô:

Do di truyền gia đình.
Do thói quen xấu (bú bình và mút tay kéo dài đến 6 tuổi, thường thở bằng miệng, bặm môi, đẩy lưỡi).

Những bất lợi gặp phải khi răng bị hô:

Giảm tính thẩm mỹ của khuôn mặt, khiến nhiều người không tự tin trong giao tiếp hàng ngày.
Hạn chế chức năng ăn nhai, do bị lệch khớp cắn nên người hô răng rất khó trong việc nghiền thức ăn, về lâu dài có thể ảnh hưởng hệ tiêu hóa.
Nhai không đúng khớp cắn lâu dần có thể ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm.
Cản trở việc vệ sinh răng miệng, dẫn đến các bệnh lý hôi miệng, sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu…
Các răng cửa hàm trên nhô ra trước sẽ có nguy cơ gãy răng cửa nếu bị té hoặc chấn thương khi chơi thể thao.
Một trong những cách khắc phục tình trạng răng hô đang được quan tâm nhất hiện nay đó là phương pháp niềng răng.

2. Vì sao bạn nên chọn phương pháp niềng răng hô ngay?

Niềng răng hô là phương pháp chỉnh nha chuyên sâu nhằm điều trị tình trạng hô, đưa hàm trên và hàm dưới về đúng vị trí ở khớp cắn chuẩn, sắp xếp răng thẳng hàng đúng vị trí, cải thiện thẩm mỹ khuôn mặt và nét nhìn nghiêng.

Có thể nói niềng răng là một trong những phương pháp chữa hô ưu việt hiện nay, bởi hiệu quả, an toàn, tiện lợi cao.

Nhiều khách hàng khi đến nha khoa chúng tôi đã chia sẻ “hối hận vì sao mình lại không niềng răng hô sớm hơn”. Do đó, bạn cũng tự tin và bắt đầu hành trình niềng răng hô ngay nhé!

3. Thời điểm nào niềng răng hô là phù hợp nhất?

Thời điểm được cho là phù hợp nhất để niềng răng hô là 6 – 12 tuổi, do đó các phụ huynh cần đặc biệt chú ý. Vì ở giai đoạn này, nếu trẻ được điều trị niềng răng bởi bác sĩ chỉnh nha giỏi và có sự hỗ trợ của khí cụ chuyên biệt thì việc nắn chỉnh xương hàm về vị trí chuẩn khớp cắn rất dễ dàng, khắc phục được tình trạng hô răng một cách hiệu quả.

Tuy nhiên nếu qua độ tuổi từ 12 trở lên, bạn vẫn có thể niềng răng hô. Thế nhưng lúc này, quá trình thăm khám và điều trị có thể phức tạp hơn. Với những trường hợp nặng thì có thể nhổ bớt răng hoặc phẫu thuật. Chính vì vậy mà bác sĩ luôn khuyên bạn nên niềng răng càng sớm càng tốt.

4. Có mấy phương pháp niềng răng hô hiện nay? Chi phí ra sao?

Có 3 phương pháp niềng răng hô được áp dụng phổ biến:

4.1. Niềng răng hô bằng mắc cài kim loại
Đây là kỹ thuật chỉnh nha dùng mắc cài gắn lên thân răng, các mắc cài này được kết nối với nhau bằng một dây cung kim loại và có thêm những sợi thun nhỏ buộc cố định mắc cài và dây cung. Nhờ lực tác động từ dây cung mà các răng sẽ dịch chuyển về vị trí như mong muốn. Đây là phương pháp niềng răng cổ điển, có đặc điểm là mắc cài kim loại dễ dùng, dễ thay thế, di chuyển răng tốt nhưng kém thẩm mỹ và khó vệ sinh răng miệng.

4.2. Niềng răng hô với mắc cài sứ
Đây là kỹ thuật chỉnh nha dùng loại mắc cài được làm từ hợp kim sứ và một số vật liệu vô cơ khác. Đặc điểm của loại mắc cài này là an toàn (không gây kích ứng), tính thẩm mỹ cao, nhưng có thể gây mòn răng đối diện, chưa kể vật liệu sứ dễ vỡ nếu bạn dùng thức ăn cứng. Việc thay thế mắc cài sứ không đơn giản, nếu chẳng may mắc cài sứ bị rớt hoặc vỡ bạn sẽ cần thay nguyên một bộ mới hoàn toàn.

4.3. Niềng răng hô trong suốt Invisalign
Đây là kỹ thuật chỉnh nha tiên tiến, sử dụng khay niềng răng làm từ loại nhựa thông minh trong suốt, được sản xuất cá nhân hóa cho từng người theo kế hoạch điều trị mà bác sĩ chỉnh nha đề ra.

Các mấu chỉnh nha được gắn trực tiếp trên bề mặt răng, phối hợp với khay niềng giúp mang đến hiệu quả di chuyển răng tối ưu. Đặc biệt bạn có thể biết trước kế hoạch điều trị mà bác sĩ chỉnh nha đã lập cho bạn và 85% kết quả cuối cùng với phần mềm mô phỏng di chuyển răng Clincheck từ Invisalign. Bác sĩ chỉnh nha sẽ là người kiểm soát và theo dõi điều trị sát sao đảm bảo kết quả điều trị. Sau khi kết thúc lộ trình niềng răng Invisalign, bạn sẽ đạt được khớp cắn chuẩn và hàm răng thẳng đều, khắc phục hiệu quả tình trạng hô răng của trước đây.

Chi phí niềng răng, xin vui lòng xem tại đây.

5. Những câu hỏi thường gặp về niềng răng hô

Sau đây là một số câu hỏi thường gặp về niềng răng bị hô và lời giải:

5.1. Bị hô hàm có niềng răng được không?
Hô hàm có niềng răng được không là băn khoăn của không ít người. Đầu tiên bạn cần đến bác sĩ để được kiểm tra hô hàm hay hô răng, và những vấn đề liên quan khác như mức độ hô và sức khỏe răng miệng.

Trong trường hợp hô hàm (liên quan đến cấu trúc xương) nhưng ở mức độ nhẹ và trong độ tuổi vàng chỉnh nha (6 – 12 tuổi) thì niềng răng vẫn có thể giúp khắc phục hiệu quả.

5.2. Niềng răng hô mất bao lâu?
Thời gian niềng răng hô kéo dài khoảng 18 – 24 tháng. Tuy nhiên, thời gian niềng răng (chỉnh nha) cụ thể còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như mức độ sai lệch của răng, độ tuổi niềng răng, phương pháp niềng răng…

5.3. Niềng răng hô có đau không?
Tương tự các loại niềng răng khác, quá trình niềng răng hô có thể gây ra một số cảm giác khó chịu. Tuy nhiên cảm giác này sẽ không kéo dài quá lâu và bạn sẽ nhanh chóng thích ứng.

5.4. Niềng răng hô có cần nhổ răng không?
Niềng răng có cần nhổ răng không là nỗi lo lắng của không ít người khi có ý định khắc phục răng hô và các trường hợp chỉnh nha nói chung. Thực tế, không phải trường hợp nào cũng cần nhổ răng, đặc biệt là khi răng đã có đủ khoảng trống để di chuyển. Vì thế, bạn nên đến bác sĩ để được kiểm tra và xác định bản thân có cần nhổ răng trước khi niềng không.

5.5. Răng hô nhẹ có cần niềng không?
Răng hô nhẹ là tình trạng răng hàm trên có xu hướng mọc chếch về phía trước khoảng 20 – 30 độ so với răng hàm dưới. Hoặc khoảng cách giữa răng cửa hàm trên và hàm dưới từ 2,5mm – 4mm thì được xem là răng hô nhẹ.

Bạn vẫn nên niềng răng hô nhẹ bởi tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tăng tỉ lệ mắc bệnh răng miệng và ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai về lâu dài. Hãy liên hệ với nha khoa chúng tôi để được hỗ trợ chi tiết nhất.

Nhập từ khóa tìm kiếm