NHA KHOA TRẺ EM

Nha khoa trẻ em bao gồm chăm sóc, theo dõi và điều trị các vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng cho trẻ trong độ tuổi răng sữa và thay răng vĩnh viễn, có thể bắt đầu với trẻ từ 3 cho đến 15 tuổi. Lựa chọn phòng khám nha khoa trẻ em chất lượng cao sẽ mang đến cho trẻ trải nghiệm chăm sóc răng miệng thoải mái, nụ cười khỏe mạnh, xinh đẹp và tự tin toàn diện.

Chăm sóc răng miệng cho trẻ ngay từ nhỏ giúp trẻ có được hàm răng chắc khỏe, nụ cười tự tin.

Song song với chăm sóc dinh dưỡng, phát triển trí tuệ và cảm xúc thì việc theo dõi và cho con nụ cười khỏe mạnh, khớp cắn đúng, các răng mọc thẳng đều, gương mặt cân xứng được xem là tài sản lớn Ba mẹ có thể chuẩn bị cho con. Thực hiện sớm và đúng lúc những chăm sóc nha khoa cho bé sẽ hỗ trợ hành trình phát triển răng của con diễn ra thuận lợi. Nụ cười không chỉ là vẻ đẹp bên ngoài mà còn mang lại tự tin cho trẻ, hành trang rất quan trọng để trẻ trưởng thành và phát triển tối đa những tố chất của mình.

Một thói quen chăm sóc răng miệng tốt sẽ giúp bạn phòng ngừa được nhiều căn bệnh trong tương lai. Cùng chúng tôi tìm hiểu xem bạn có đang chăm sóc tốt cho răng miệng của mình không nhé.

Nha khoa cho trẻ em giai đoạn răng sữa

Sau 6 tháng đầu đời, trẻ sẽ mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Ở đa số trẻ, trình tự mọc 20 chiếc răng sữa theo lần lượt:

Răng cửa trung tâm: 6–12 tháng.
Răng cửa hai bên: 9–16 tháng.
Răng hàm đầu tiên: 13–19 tháng.
Răng nanh: 16–23 tháng.
Răng hàm thứ hai: 22–33 tháng.
Quá trình mọc răng sữa ở trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 33 tháng.

Tất cả những quan tâm trong giai đoạn này là cần vệ sinh răng sạch sẽ cho trẻ để tránh sâu răng sữa. Giữ gìn sức khỏe răng sữa cho con không chỉ giúp con trải nghiệm tốt cho các hoạt động tập nói, tập nhai mà còn là tiền đề quan trọng cho việc phát triển răng vĩnh viễn vào giai đoạn thay răng. Lên 2 tuổi, trẻ có thể bắt đầu chải răng với một lượng kem đánh răng bằng hạt gạo và bàn chải lông mềm. Lên 3 tuổi, lượng kem đánh răng sẽ tăng lên bằng hạt đậu 2 lần/ngày. Thời điểm 3 tuổi, nha sĩ khuyến khích ba mẹ nên cho trẻ chuyến thăm khám nha khoa đầu tiên. Chuyến đi này để nha sĩ kiểm tra giúp trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ và cũng là cách để trẻ làm quen với môi trường nha khoa và tạo thói quen mỗi 6 tháng đến nha sĩ kiểm tra răng miệng.

Nha khoa cho trẻ em giai đoạn thay răng (mọc răng vĩnh viễn)

Lên 6 tuổi, trẻ chuẩn bị thay chiếc răng đầu tiên. Răng sữa lần lượt được thay thế bởi răng vĩnh viễn. Giai đoạn này thực sự rất quan trọng, nụ cười và sức khỏe răng miệng cả cuộc đời về sau của con sẽ phụ thuộc vào hành trình thay răng của con có được chăm sóc đúng cách hay không.

Trình tự thay răng của con khởi đầu từ việc mọc chiếc răng cối (răng số 6) và kết thúc với chiếc răng số 7 khi được 12 tuổi.

Việc theo sát quá trình thay răng và khám răng cho bé định kỳ giúp Ba Mẹ sớm phát hiện những bất thường rất dễ gặp phải trong giai đoạn này như thiếu mầm răng, răng dư kẽ giữa, răng mọc ngầm (Mesiodens) gây cản trở sự mọc răng và ảnh hưởng đến vị trí mọc các răng còn lại.

Đồng thời, 6 – 12 tuổi cũng là thời gian xương hàm phát triển mạnh mẽ. Những lệch lạc và sai hình xương hàm như hô xương, móm xương, hàm nhỏ hẹp răng mọc chen chúc sẽ được can thiệp đúng thời điểm, chăm dưỡng và khắc phục hoàn toàn các sai lệch này.

Các vấn đề nha khoa trẻ em thường gặp ở độ tuổi thay răng

Dưới đây là những vấn đề về răng thường gặp ở trẻ nhỏ mà Cha Mẹ cần lưu ý:

Sâu răng: Khi trẻ xuất hiện sâu răng, vết sâu nên được điều trị sớm kết hợp cùng vệ sinh răng kỹ lưỡng để giữ gìn và bảo tồn răng cho trẻ.

Trình tự thay răng: Quá trình thay răng có rất nhiều vấn đề có thể xảy ra, các mầm răng vĩnh viễn có đủ hay không, có ở vị trí đúng hay không. Trẻ cần được khảo sát và theo dõi thay răng giúp các răng được mọc đúng vị trí.

Hô, móm, răng chen chúc lệch lạc: Hô xương, móm xương, các răng mọc lên không ngay ngắn gây khó khăn trong ăn nhai, phát âm và ảnh hưởng đến tự tin của trẻ.

Răng sữa rụng lâu rồi mà răng vĩnh viễn mãi không thấy mọc, ba mẹ cần kiểm tra xem con có thiếu mầm răng hay có răng dư mọc ngầm cản trở răng vĩnh viễn mọc xuống hay không.

Răng khôn mọc sớm, nhiều bé xuất hiện mầm răng khôn sớm khi mới 10 – 12 tuổi, ảnh hưởng xấu đến răng hàm.

Nguyên nhân khiến trẻ xuất hiện các vấn đề trên thường do di truyền hoặc do 1 số thói quen xấu trong thời kỳ răng sữa vô tình tạo nên sai lệch như: Mút ngón tay, bú bình, đẩy lưỡi, thở miệng… trong thời gian dài. Những vấn đề này cần điều trị “chữa lành” càng sớm càng tốt và nên bắt đầu trong giai đoạn thay răng khi trẻ 6 – 12 tuổi. Vì vậy, ba mẹ hãy chủ động đưa con đến phòng khám nha khoa trẻ em để thăm khám định kỳ nhé.

Tầm quan trọng của thăm khám răng cho bé định kỳ

Hiệp hội Chỉnh nha Hoa kỳ AAO khuyến cáo trẻ từ 6 – 7 tuổi nên được thăm khám chỉnh nha, bắt đầu tầm soát sự thay răng và phát triển xương hàm, sớm phát hiện những bất thường về xương – răng và có phương án can thiệp đúng thời điểm cho trẻ từ 6 – 12 tuổi, giúp con hành trình thay răng thuận lợi và sự tăng trưởng xương hàm cân đối.

Cha mẹ đừng bỏ lỡ thời điểm vàng khảo sát thay răng cho con yêu để giúp bé có hàm răng thẳng đều, khuôn mặt cân đối.

Tầm soát thay răng nghĩa là trẻ sẽ được kiểm tra kỹ vị trí các răng sữa, mầm răng vĩnh viễn trên cung hàm và tình trạng xương hàm thông qua phim chụp x-quang vùng xương, răng và sọ nghiêng, sọ thẳng. Dựa trên các phim chụp này bác sĩ chỉnh nha có kinh nghiệm sẽ phân tích phim, đo đạc các số liệu, vẽ phim,… để đánh giá tình trạng của trẻ. Một số điều trị can thiệp đúng thời điểm mang lại nhiều lợi ích không chỉ sức khỏe ăn nhai, phát âm mà còn là thẩm mỹ nụ cười, thẩm mỹ gương mặt.

Sun Avenue Dental khuyến khích các bậc phụ huynh nên cho trẻ đến gặp Bác sĩ chỉnh nha khi trẻ bắt đầu bước vào quá trình thay răng, trong khoảng thời gian từ 6 – 7 tuổi để thực hiện tầm soát chỉnh nha.

Các phương án điều trị nha khoa trẻ em

Theo thống kê, hơn 90% trẻ em Việt Nam đang gặp các vấn đề về răng miệng. Trong đó hơn 85% trẻ từ 6 – 8 tuổi bị sâu răng, 80 – 90% trẻ mắc các bệnh viêm lợi, 75% gặp vấn đề răng lệch lạc, sai khớp cắn. Các điều trị nha khoa trẻ em gồm có:

Trám răng sâu

Hiện nay, trám răng cho trẻ thường dùng vật liệu GIC, có giải phóng Fluor giúp tái khoáng răng sâu. Không chỉ vậy, vật liệu GIC có khả năng bám dính tốt trên mô răng sữa, giúp thao tác trám răng nhanh hơn vì trẻ rất khó hợp tác không như người lớn. Ngoài ra, có thể dùng Sealant trám phòng ngừa sâu răng ở mặt nhai các răng sau.

Tiểu phẫu nhổ răng

Một số tiểu phẫu nha khoa nên thực hiện tại phòng khám răng trẻ em như nhổ răng sữa giai đoạn thay răng, có những răng vĩnh viễn mọc trong khi răng sữa chưa rụng cần nhổ răng sữa để có khoảng cho răng vĩnh viễn mọc thuận lợi.

Trường hợp phát hiện trẻ có răng dư mọc ngầm ở phía trong xương hay còn gọi là răng Mesioden, gây cản trở đường mọc của răng vĩnh viễn, khiến răng sữa rụng đã lâu mà răng vĩnh viễn chưa mọc, trẻ cần thực hiện tiểu phẫu nhổ răng ngầm để mở đường cho răng vĩnh viễn được mọc bình thường.

Như vậy, quan trọng nhất là phát hiện và xử lý kịp thời để hành trình thay răng của trẻ diễn ra bình thường, ổn định.

Một số trẻ khi mới 10 – 12 tuổi đã xuất hiện mầm răng khôn (răng số 8), trong khi răng số 7 (răng hàm) chưa mọc lên gây kẹt răng số 7 sẽ cần đánh giá của bác sĩ chỉnh nha có kinh nghiệm và chuyên môn để xử lý.

Chỉnh nha

Các sai lệch liên quan đến xương hàm, khớp cắn như: hô, móm, cắn hở, cắn sâu, răng chen chúc lệch lạc bác sĩ sẽ thực hiện chỉnh nha, niềng răng, đưa về khớp cắn đúng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Mẹ bầu có nên nhổ răng khi mang thai không?

Mẹ bầu có nên nhổ răng khi mang thai không?

Nhiều mẹ bầu lo sợ việc nhổ răng khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Tuy nhiên, quá trình này lại an toàn cho cả bạn lẫn con yêu. Đau răng khi mang thai là tình trạng nha khoa mà không mẹ bầu nào muốn gặp phải. Thêm vào đó, cảm […]

Bạn đã biết cách dùng chỉ nha khoa chưa?

Bạn đã biết cách dùng chỉ nha khoa chưa?

Nếu bạn chưa từng dùng chỉ nha khoa trước đây, chúng có thể khiến bạn hơi bối rối lúc đầu. Khi bạn bắt đầu thực hành, việc sử dụng chỉ nha khoa sẽ trở nên dễ dàng hơn. Hãy học cách dùng chỉ nha khoa và giữ thói quen này để duy trì hàm răng […]

Cách xây dựng thói quen đánh răng tốt

Cách xây dựng thói quen đánh răng tốt

Vệ sinh răng miệng là việc mà chúng ta đều thực hiện hằng ngày và dần được xây dựng thành thói quen ngay từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, liệu bạn đã biết cách chăm sóc răng miệng như thế nào là đúng chưa? Vì sao phải chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng? Chăm sóc […]

4 điều bạn nên biết khi dùng nước súc miệng

4 điều bạn nên biết khi dùng nước súc miệng

Nếu biết cách chọn và dùng nước súc miệng, bạn không những có hơi thở thơm mát mà cũng phòng ngừa sâu răng tốt hơn. Vậy bạn đã biết gì về sản phẩm chăm sóc răng miệng này? 1. Nước súc miệng là gì? Nước súc miệng là một sản phẩm chăm sóc răng miệng […]

Cao răng màu đen: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Cao răng màu đen: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Cao răng bị đen có thể là dấu hiệu của tình trạng sâu răng tiềm ẩn hoặc sâu răng cần được giải quyết càng sớm càng tốt. Việc tiêu thụ một số loại thực phẩm và đồ uống có thể để lại vết ố màu trên nền men tự nhiên của răng khiến răng chuyển […]

Khám phá những cách trị hôi miệng hiệu quả

Khám phá những cách trị hôi miệng hiệu quả

Tình trạng hôi miệng thường xảy ra sau khi bạn ăn thực phẩm nặng mùi như tỏi hoặc vào buổi sáng sau khi thức dậy. Một số nguyên nhân khác có thể gây ra hôi miệng tạm thời bao gồm uống đồ uống có cồn hoặc cà phê, hút thuốc lá. Bạn có thể không […]

Sâu răng hàm: nguyên nhân và cách phòng ngừa

Sâu răng hàm: nguyên nhân và cách phòng ngừa

Dấu hiệu ban đầu của sâu răng hàm là xuất hiện những lỗ nhỏ li ti trên bề mặt răng, sau đó lan rộng thành từng mảng nâu đen, dần dần ăn sâu vào tủy. Hiểu được nguyên nhân gây nên tình trạng sâu răng hàm, bạn sẽ có cách ngăn ngừa để giữ cho […]

11 loại hôi miệng cảnh báo những vấn đề sức khỏe liên quan

11 loại hôi miệng cảnh báo những vấn đề sức khỏe liên quan

Một số người cho rằng họ bị hôi miệng dù mùi hơi thở của họ hoàn toàn bình thường. Số khác lại có mùi hơi thở không được thân thiện với người đối diện lắm. Nếu bạn lo lắng vì chưa biết được nguyên nhân vì sao chứng hôi miệng lại tìm đến mình thì […]

15 vấn đề nha khoa thường gặp và bệnh răng miệng

15 vấn đề nha khoa thường gặp và bệnh răng miệng

Các bệnh về răng miệng chưa bao là điều dễ chịu nhưng hầu hết chúng đều có thể được ngăn ngừa một cách dễ dàng. Đánh răng hai lần một ngày, dùng chỉ nha khoa, ăn uống đúng cách và kiểm tra răng miệng thường xuyên là những bước cần thiết để ngăn ngừa các […]

8 cách khắc phục răng ê buốt tại nhà

8 cách khắc phục răng ê buốt tại nhà

Bạn đã bao giờ cảm thấy đau hoặc khó chịu khi cắn một miếng kem hoặc húp một thìa súp nóng? Thậm chí, một cơn gió lạnh rít qua kẽ răng cũng đủ khiến bạn rùng mình? Nếu câu trả lời là có, 99% bạn đã bị răng ê buốt – tình trạng mà 51% […]

Cách làm sạch và giữ vệ sinh bàn chải đánh răng

Cách làm sạch và giữ vệ sinh bàn chải đánh răng

Một bàn chải đánh răng có thể chứa 10 triệu vi khuẩn hoặc hơn, bao gồm E. coli và tụ cầu khuẩn. Thông tin trên nghe có vẻ hơi đáng sợ nhưng không sao, bên trong khoang miệng cũng chứa rất nhiều vi khuẩn có lợi và bàn chải đánh răng sẽ không khiến bạn […]

4 bước chải răng đúng cách cho nụ cười khỏe đẹp!

4 bước chải răng đúng cách cho nụ cười khỏe đẹp!

Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyến nghị bạn nên thực hiện chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày với bàn chải lông mềm kết hợp với kem đánh răng phù hợp để cho hiệu quả làm sạch răng tốt nhất. Hãy bắt đầu với 4 bước chải răng đúng cách dưới đây để […]

10 cách chăm sóc răng miệng hiệu quả và khỏe mạnh

10 cách chăm sóc răng miệng hiệu quả và khỏe mạnh

Một hàm răng khỏe mạnh sẽ cần đến quá trình chăm sóc đúng cách trong thời gian rất dài. Ngay cả khi bạn được những người xung quanh khen ngợi là có nụ cười đẹp với hàm răng trắng sáng thì cũng không nên vì thế mà chủ quan. Điều quan trọng là phải thực […]

Liên hệ tư vấn nha khoa tại Sun Avenue Dental.

Nhập từ khóa tìm kiếm