Quy trình làm cầu răng sứ chuẩn y khoa
Không giống như các răng giả tháo lắp có thể tháo ra và đeo vào hằng ngày, cầu răng là răng giả cố định với các răng được gắn chặt vào răng tự nhiên. Trong phương pháp làm cầu răng, các răng neo được gọi là trụ. Răng được thay thế – được gọi là một nhịp cầu – được gắn liền với một mão răng trên mỗi trụ.
Tại sao bạn cần làm cầu răng sứ?
Những vấn đề thường gặp khi mất răng mà không điều trị:
Răng lệch lạc: Các răng bên cạnh sẽ dần xô lệch về khoảng trống răng gây mất thẩm mỹ nụ cười.
Chức năng nhai bị tổn hại: Mất răng sẽ khiến lực nhai cắn không được phân tán đều trên toàn hàm.
Phát âm không rõ ràng.
Nguy cơ bị sâu răng và các bệnh về nướu: Thức ăn lâu ngày sẽ bám vào khoảng trống răng, gây nên sâu răng và các bệnh về nướu như viêm lợi, viêm nha chu,…
Do đó, cần phải có biện pháp thay thế răng bị mất càng sớm càng tốt để ngăn ngừa các biến chứng. Cầu răng sứ là một phương pháp được ưa thích do không quá tốn kém như cấy ghép implant mà còn phù hợp với những bệnh nhân sợ đau.
Quy trình làm cầu răng sứ diễn ra như thế nào?
Sau khi bạn quyết định chọn dịch vụ cầu răng sứ để thay thế cho những răng bị mất, phòng khám nha khoa sẽ tiến hành kiểm tra răng, cụ thể là những chiếc răng xung quanh vùng thiếu răng.
Bước 1: Đầu tiên, bác sĩ sẽ chuẩn bị bằng việc tiến hành loại bỏ một phần men răng của hai răng bên cạnh vùng bị khuyết để có thể chụp mão răng nối cầu răng sứ lên trên.
Bước 2: Tiếp theo, khuôn răng được tạo thành một mô hình gồm mão răng và răng giả nối giữa như cầu nối trong phòng thí nghiệm của nha khoa. Trong thời gian đó, nha sĩ sẽ cho bạn đeo một cầu răng giả để bảo vệ những răng xung quanh và phần nướu bị lộ.
Bước 3: Sau đó, khi cầu răng sứ đã hoàn thành, bạn sẽ được gỡ bỏ cầu răng tạm thời và thay bằng cầu răng sứ hoặc kim loại mới. Nha sĩ sẽ giúp bạn kiểm tra mức độ tương thích và điều chỉnh nếu cần thiết để bạn cảm thấy thoải mái nhất có thể.
Quá trình này kéo dài bao lâu còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể cũng như loại cầu răng mà bạn muốn thực hiện. Nha sĩ có thể gắn cầu răng sứ vào vị trí tạm thời trong một vài tuần để theo dõi trước khi cố định chúng vĩnh viễn. Để có một cầu răng sứ phù hợp, tự nhiên với tuổi thọ lâu dài, bạn nên chọn những nha khoa uy tín, chất lượng với đội ngũ nha sĩ có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm trong phục hình răng.
Làm cầu răng sứ có đau không?
Một trong những lý do giúp phương pháp này được lựa chọn nhiều hơn trồng răng implant là không gây đau cho bệnh nhân.
Trong suốt quá trình làm răng, bạn sẽ được chích thuốc tê ở vùng răng điều trị. Hơn nữa, chỉ một phần nhỏ men răng phía ngoài cần được mài để làm trụ nên sẽ không khiến bạn quá đau đớn.Cảm giác khó chịu duy nhất mà bạn sẽ trải qua là một chút ê buốt và đau nhẹ, đây là một hiện tượng bình thường khi hết thuốc tê. Nếu bạn không chịu đau tốt, bác sĩ sẽ kê một đơn thuốc giảm đau và hướng dẫn bạn giảm đau tại nhà.
Quy trình làm cầu răng sứ có đau hay không phụ thuộc nhiều vào tay nghề bác sĩ cũng như cơ sở vật chất của phòng khám. Đến Nha khoa Sun Avenue, chúng tôi đảm bảo sẽ đem đến cho bạn trải nghiệm làm cầu răng sứ không đau an toàn và hiệu quả nhất.
Liệu bạn có gặp khó khăn trong ăn uống sau khi lắp cầu răng sứ?
Đương nhiên việc thay thế những răng đã mất bằng cầu răng sứ sẽ giúp bạn có thể ăn uống dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trước khi bạn quen với cầu răng mới lắp, hãy ăn những thức ăn mềm và đã được cắt thành từng miếng nhỏ trước.
Tuổi thọ của cầu răng sứ là bao lâu?
Cầu răng sứ dù làm bằng chất liệu nào cũng không thể tồn tại quá lâu. Tuổi thọ của phương pháp này trung bình có thể kéo dài từ 5-10 năm. Tùy vào vị trí mất răng và tay nghề bác sĩ cũng như cách chăm sóc răng miệng mà con số này sẽ thay đổi ít nhiều.
Do đó, tuy có nhiều lợi ích nhưng cầu răng chỉ là một giải pháp phục hồi răng tạm thời. Nếu bạn muốn tìm kiếm một phương pháp đảm bảo độ bền vĩnh viễn, hãy tham khảo dịch vụ cấy ghép implant.
Cách chăm sóc cầu răng sứ
Do phương pháp này phụ thuộc nhiều vào những răng còn lại nên bạn nhất định phải giữ cho răng luôn khỏe mạnh cho dù bạn có tiến hành làm cầu răng sứ loại truyền thống hay không. Các răng và nướu xung quanh khỏe mạnh sẽ là một nền tảng tốt cho cầu răng giữ được sự ổn định.
Một số cách đơn giản để giữ răng luôn khỏe mạnh:
Đánh răng 2 lần/ ngày và dùng chỉ nha khoa thường xuyên để lấy sạch thức ăn bám vào kẽ răng.
Sử dụng nước súc miệng hàng ngày để phòng ngừa sâu răng và các bệnh về nướu.
Giữ một chế độ ăn uống hợp lý và tốt cho sức khỏe. Tránh ăn nhiều đồ ngọt do có thể gây sâu răng.
Bạn có thể nhờ nha sĩ tư vấn về các phương pháp chăm sóc răng miệng hàng ngày, cách chải hay xỉa răng đúng cách. Tiếp đó, bạn chỉ cần cố gắng duy trì thói quen này mỗi ngày, tình trạng răng và nướu sẽ cải thiện và ổn định.