Tìm lời giải đáp cho câu hỏi bọc răng sứ có hại không?
Bọc răng sứ có hại không là câu hỏi khá phổ biến đối với những ai mới biết đến dịch vụ bọc răng sứ bởi tâm lý lo lắng, sợ ảnh hưởng đến răng về sau. Vậy thực hư là thế nào? Qua bài viết sau, Nha khoa Sun Avenue sẽ giải đáp thắc mắc này.
Bọc răng sứ có hại không?
Bọc răng sứ hoàn toàn vô hại nếu như nơi bạn chọn thực hiện thẩm mỹ răng là nơi uy tín, đội ngũ nha sĩ sở hữu trình độ chuyên môn cao đi kèm cơ sở vật chất tiên tiến, sạch sẽ cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo.
Trong trường hợp phòng nha không hội tụ đủ những yếu tố trên, bạn rất có thể gặp phải các biến chứng xấu và cần phải làm lại răng hoặc thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe, chẳng hạn như:
Răng thật sau khi mài mòn sẽ không thể phục hồi được nữa. Do đó phải cân nhắc kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến nha sĩ trước khi quyết định bọc răng sứ.
Kỹ thuật mài răng cần phải được thực hiện bởi nha sĩ có nhiều kinh nghiệm, nếu bất cẩn có thể ảnh hưởng đến tủy răng, gây ra nhiễm trùng tủy và làm tổn hại đến sức khỏe răng miệng.
Răng giả rơi ra do quy trình bọc răng sứ không cẩn thận
Mắc phải các bệnh lây nhiễm nguy hiểm trong nha khoa như: nấm, mụn giộp, viêm gan siêu vi B… khi dụng cụ y tế không được vô trùng kỹ lưỡng
Nếu nha sĩ lấy dấu răng một cách qua loa và thiếu chính xác thì răng sau khi được bọc sẽ dễ mất thẩm mỹ, chẳng hạn như vênh, không khít, khớp cắn bị lệch…
Tổn thương cùi răng bên trong cũng là điều không thể tránh khỏi khi nha sĩ mài cùi răng quá nhiều, cố định sai vị trí răng dẫn đến hiện tượng răng lỏng lẻo, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ và gây hư hại.
Mối nối giữa mão răng và cùi răng không khít, tạo ra khoảng trống khiến thức ăn đọng lại và gây sâu răng, viêm nha chu, hơi thở có mùi hôi,…
Yếu tố an toàn khi bọc răng sứ
Tay nghề nha sĩ: Một ca bọc răng sứ có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn của nha sĩ. Nếu nha sĩ tay nghề kém, việc mài mòn răng sẽ gây ảnh hưởng đến trụ răng và khiến sức khỏe răng bị yếu đi. Hơn nữa, bạn cần phải điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng trước đó như sâu răng, viêm chân răng,… để đảm bảo sức khỏe răng miệng sau khi bọc sứ. Do đó, chọn lựa một phòng khám bọc răng sứ tốt là điều rất quan trọng.
Loại răng sứ: Răng sứ toàn sứ có cấu tạo lớp sườn bên trong và lớp men bên ngoài đều làm từ sứ. Vì vậy, răng không chỉ mang màu sắc tự nhiên mà còn có khả năng chịu lực tốt, và đặc biệt là hoàn toàn an toàn với cơ thể. Ngược lại, một số loại răng sứ kim loại có thể gây dị ứng hoặc kích ứng nướu răng.
Ai không nên bọc răng sứ?
Một cách trả lời khác cho thắc mắc bọc răng sứ có hại không là xác định liệu bạn có thật sự thích hợp để thực hiện loại hình thẩm mỹ này. Nếu gặp phải các trường hợp dưới đây, có khả năng bạn không nên tiến hành bọc răng sứ:
Thường xuyên bỏ qua việc chải răng hoặc chỉ chải 1 lần/ ngày
Có thói quen cắn móng tay, nhai đồ cứng, nghiến răng khi căng thẳng, nghiến răng khi ngủ, dùng răng để mở nút chai, dụng cụ…
Hút thuốc lá quá nhiều (từ 10 – 20 điếu/ ngày) vì khói thuốc sẽ làm hỏng men sứ
hút thuốc làm hư men răng
Răng và nướu quá yếu, dễ dẫn đến sưng hoặc chảy máu sau khi bọc răng
Dễ gặp các bệnh về răng hoặc nướu. Nếu vẫn tiến hành bọc, sâu răng có thể hình thành ở bên trong, từ đó khiến bạn phải tháo răng sứ.
Cách chăm sóc răng sau khi bọc sứ
Sau khi hoàn thành quá trình bọc sứ, bạn hãy chú ý đến việc chăm sóc để kéo dài thời gian răng được bền đẹp, hạn chế tổn thương, sâu răng thông qua những cách đơn giản như:
Đến nha sĩ ít nhất mỗi 6 tháng/lần để kiểm tra những dấu hiệu bất ổn của răng
Trang bị miếng ngậm để ngăn chặn thói quen nghiến răng khi ngủ vào ban đêm
Tránh cắn các vật cứng như kẹo, đá lạnh, thức ăn cứng (xương, vỏ cua ghẹ, các loại hạt khô…) hoặc dùng răng để mở bao bì, đồ vật
Đặc biệt chú ý vệ sinh khu vực tiếp giáp giữa răng sứ và nướu khi đánh răng
Đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày bằng bàn chải có lông mềm và dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để ngăn ngừa thức ăn, mảng bám dính vào bên dưới chân răng hoặc các răng xung quanh, từ đó gây hỏng răng.
Khi nào phải thay răng sứ mới?
Mặc dù răng sứ có khả năng tồn tại trong thời gian rất lâu nếu như bạn vệ sinh và kiểm tra răng miệng thường xuyên nhưng đôi lúc, nha sĩ sẽ gợi ý về vấn đề thay răng sứ mới nếu như xuất hiện các dấu hiệu dưới đây:
Răng trở nên lỏng lẻo
Răng bị nứt hoặc sứt mẻ
Răng sứ gần như tách khỏi cùi răng
Xảy ra hiện tượng cùi răng bị sâu và cần phải điều trị
Răng mòn nhiều do nghiến, cắn, nhai trong thời gian dài
Các mô nướu xung quanh răng sứ bị mòn, xuất hiện vết đen dọc theo đường viền nướu.
Qua những thông tin được đề cập, chắc hẳn bạn đã tìm ra lời giải đáp cho thắc mắc bọc răng sứ có hại không. Nếu có ý định thực hiện, hãy tìm hiểu kỹ thông tin về các phòng nha cùng các dịch vụ cũng như giá thành để có được kết quả như mong muốn bạn nhé. Bạn đang tìm một địa chỉ bọc răng sứ uy tín? Ghé thăm phòng khám Nha khoa SUN AVENUE để được kiểm tra và tư vấn hoàn toàn miễn phí.